Lại 1 lễ hội độc đáo nữa mà festival giới thiệu tới quý bạn đọc, hôm nay chúng ta sẽ ngược dòng sông nước, cùng tìm hiểu nét đẹp truyền thống trên thuyền cùng con người miền Tây chất pháp. Vâng đúng rồi đó, đây là lễ hội đua thuyền mà nhiều người muốn được xem tận mắt. Vậy lễ hội này được tổ chức khi nào, ở đâu và ý nghĩa của lễ hội đua thuyền là gì, cùng tìm hiểu nhé.
Lễ hội đua thuyền có nguồn gốc từ đâu
Lễ hội đua thuyền có nguồn gốc từ xa xưa của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Theo quan niệm của người dân nơi đây, những ai giỏi chèo thuyền sẽ thuận lợi hơn trong việc làm ăn sinh sống. Dần dần được phát triển thành tục lệ hàng năm và lan sang các vùng khác rồi trở lên phổ biến trên cả đất nước Việt Nam hiện giờ.

Lễ hội đua thuyền tổ chức ngày nào
Hiện tại ở nhiều nơi có tổ chức lễ hội này, nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết đến là Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm, tại sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy. Lễ hội được chọn tổ chức vào Tết Độc Lập hàng năm cũng là để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của nhân dân Quảng Bình đối với công lao của Bác Hồ.
Xem thêm: Các lễ hội được tổ chức vào đầu năm

Lễ hội đua thuyền có những hoạt động gì
Lễ hội đua thuyền được tổ chức để mong cầu một năm mới khai thông sông rạch, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no hạnh phúc. Trong lễ hội, các hoạt động vui chơi diễn ra sôi nổi, các làng sẽ lập ra thành từng đội để thi đấu, đội nào về đích đầu tiên sẽ mang một ý nghĩa rất may mắn, trong năm đó làm gì cũng thuận lợi, tài lộc thì phơi phới.

Vậy 1 thuyền đua gồm bao nhiêu người?
khá nhiều bạn tò mò vì khi xem thấy thuyền rất đông đúng không, nhiều người còn lo thuyền nặng quá mà nước chàn vào ý chứ. Festival xin được chia sẻ là: Mỗi đội đua có 21 – 24 người, đều là nam giới, tuổi từ 18 đến 55, trong đó có 1 tổng lái, 1 tổng khoan (lo việc tát nước), 1 đập then và các tay chèo. Mỗi thuyền đua đều có đồng phục riêng cho các tay đua. Trong số các người chèo thuyền đua này thì người quan trọng nhất là người ở đầu hoặc ở giữa thuyền, có trách nhiệm điều chỉnh nhịp chèo lái sao cho đồng nhất và tốc độ thông qua tiếng trống, tiếng gõ mõ.

Thuyền đua dài bao nhiêu mét
Thuyền bình thường có những cái chỉ 2m, nhưng đối với thuyền đua được làm bằng gỗ thì là 10m. Để chở được 24 người đua thuyền thì thuyền đua được làm bằng nhôm và có chiều dài 15,5m, rộng 1,2m thì mới đảm bảo thuyền đi được và không bị chìm.

Lễ hội đua thuyền diễn ra tại địa điểm nào ở Việt Nam
Ở nước ta lễ hội du thuyền không chỉ có ở miền tây sông nước mà nó còn có ý nghĩa ở các tỉnh thành phố khác. Lễ hội đua thuyền phổ biến và có ý nghĩa được tổ chức vào địa điểm , ngày giờ như sau :
Lễ Hội Đua Thuyền | Ý Nghĩa | Ngày Tháng Tổ Chức |
---|---|---|
Quốc Tế Bà Rịa – Vũng Tàu | Tưởng nhớ chiến thắng tại biển Hoàng Sa (1974) | Tháng 6 hàng năm |
Cần Thơ | Tưởng nhớ Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) | Tháng 8 hàng năm |
Yên Bái | Kỷ niệm cuộc chiến đấu chống Pháp (1888) | Tháng 3 hàng năm |
Hà Nội | Tôn vinh và bảo tồn truyền thống văn hóa thủ đô | Mùng 5 tháng 5 âm lịch |
Phan Thiết | Tạo cơ hội giao lưu văn hóa biển | Mùng 15 tháng 1 âm lịch |
Hải Phòng | Thành lập thành phố Hải Phòng (1888) | Mùng 4 tháng 11 âm lịch |
Lệ thủy- Quảng Bình | Mừng tết độc lập | Mùng 2 tháng 9 |
Xem truyền hình trực tiếp cuộc đua thuyền mới nhất 2023 tại sông Kiên Giang
Ngoài ra còn các lễ hội đua thuyền rồng, lễ hội đua ghe… nhiều cái tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung là dùng người điều khiển thuyền tăng tốc nhanh nhất trên mặt nước để về đích, tùy từng cuộc đua mà chiều dài cuộc đua khác nhau , quãng đường đua thuyền có thể dài 25km đối với nam và nữ thì 18km.
Hy vọng những thông tin mà festival mang lại cho bạn đều có ý nghĩa phần nào đó. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy gửi về cho chúng thôi theo gmail ở cuối trang. Xin chào và hẹn gặp lại ở các lễ hội hấp dẫn khác.